KID - TƯƠNG TÁC GIAO TIẾP CỦA CHA MẸ ĐỂ NÃO BÉ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN


Trẻ trước 5 tuổi sẽ phát triển đầy đủ 4 vùng để tạo dựng nên 1 não bộ toàn diện trong việc học hỏi và phát triển nhận thức. Sự thiếu hụt dinh dưỡng do chế độ ăn không đa dạng của mẹ trong mang thai và của bé trước 5 tuổi, đặc biệt thiếu hụt Vitamin nhóm B (Vitamin B1, B2 và Niacine), có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường 4 vùng của não bộ của trẻ trước 5 tuổi.

Ngoài yếu tố Dinh dưỡng, nghiên cứu gần đây của GS.Bruce Perry, trường Y khoa Feinberg, Chicago Mỹ đã tìm thấy : Tương tác trong giao tiếp của cha mẹ dành cho trẻ trong 5 năm đầu đời quyết định phát triển bình thường của não bộ. Phần lớn não bộ các bé có sự giao tiếp và tương tác với cha mẹ kém thì sẽ tăng các hoạt động stress, cảm xúc rối loạn và giảm các hoạt động nhận thức cao trong vùng vỏ não và hệ viền

CÁC BẠN CÓ THỂ XEM HÌNH ĐÍNH KÈM CỦA BÀI VIẾT VỀ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN NÃO BỘ CỦA 2 TRẺ: TRẺ CÓ TƯƠNG TÁC HIỆU QUẢ VỚI CHA MẸ (Hình a) & TRẺ ÍT ĐƯỢC QUAN TÂM ĐÚNG CỦA CHA MẸ (Hình b).



TƯƠNG TÁC GIAO TIẾP NHƯ THẾ NÀO ĐỂ MANG LẠI HIỆU QUẢ?

CÓ TƯƠNG TÁC
Những hoạt động có tương tác nghĩa là phải lôi kéo sự tham gia hoạt động của trẻ. Đây là 1 số biểu cảm cho thấy có sự tham gia của trẻ

Trẻ < 3 tháng tuổi: Nói chuyện làm trẻ chú ý đến bạn, trẻ sẽ nhìn vào khẩu hình miệng của bạn để biết là bạn đang "trò chuyện" với bé.

CÁCH DÀNH THỜI GIAN
Duy trì gần như mỗi ngày, mỗi lúc tương tác (cho bú/sau tắm/thay tả) để trò chuyện với bé, bạn di chuyển khuôn mặt gần hơn với bé để bé nhìn rõ khẩu hình của bạn. Khi bé chán, bé sẽ cựa quậy nhìn sang chỗ khác. đừng lo lắng vì bé đã học cái cần học rồi. Bú mẹ là thời điểm quan trọng nhất trong ngày để xây dựng những vùng này của não bộ. Khi bú, trẻ có cơ hội nhìn mẹ nhiều hơn, bên cạnh tâm lý thoải mái vì được bú dòng sữa yêu thích.

Trẻ từ 4-8 tháng: Cười là biểu lộ cảm xúc mà trẻ sẽ đáp ứng bạn. Đừng đơn giản chỉ chọc bé cười. Những hoạt động làm bé ngạc nhiên, hứng thú vào 1 trò chơi nào cùng bé thì nụ cười đó thực sự mang lợi ích học hỏi.

CÁCH DÀNH THỜI GIAN

Dành thời gian cho 2 hoạt động cần có:

* Đọc sách cùng bé ít nhất 5-10 phút/ngày

*Chơi cùng bé trong ngày và cố lôi kéo sự chú ý của bé trong những hoạt động

Từ 9 tháng tuổi - 5 tuổi: Tương tác không gói gọn ở cha mẹ, mà từ những người xung quanh. Không gian không nên nằm ở trong phòng bé, mà ở những phòng khác quanh nhà, khuôn viên ngoài sân, thậm chí môi trường lớn hơn ở nhà sách, trường học.

CÁCH DÀNH THỜI GIAN

Nên dành ít nhất 1 ngày cuối tuần/ tuần để dẫn bé chơi không gian lớn hơn.

Đọc sách cho bé ít nhất 10-15 phút/ngày

CÓ HOẠT ĐỘNG GHI NHỚ THẬT

Những hoạt động ghi nhớ thật là nó phải xảy ra ở tình huống thật để trẻ học cách nhận ra, ghi nhớ và giải quyết. Điều này có nghĩa là trẻ nên hạn chế tối đa các hoạt động trên màn hình điện tử trước 2 tuổi và giới hạn tối đa tổng thời gian tiếp xúc với màn hình điện tử. Theo hướng dẫn của BYT Anh,

+ Các bé dưới 2 tuổi là không nên cho xem TV hoặc bất kì thiết bị điện tử nào
+Các bé trên 2 tuổi không được xem trên 2 tiếng/ngày
+Các bé dưới 5 tuổi là không khuyến khích xem TV lúc ăn. Trên 5 tuổi là hạn chế xem TV lúc ăn

CÁCH TRÒ CHUYỆN HỔ BÁO VỚI CON

Nhiều cha mẹ ít nhận ra vấn đề kiểu cách làm mặt dữ, la "hổ báo" khi trẻ làm sai là 1 tác hại lâu dài. Đa số cho rằng: Làm vậy trẻ sẽ sợ, nhưng thực tế trẻ vẫn mắc lỗi trở lại và không có chiều hướng khắc phụ, dù bạn có tăng cường độ của hung dữ. Nếu xét về khía cạnh của phát triển não bộ trong hành vi này, GS. McEwe, Trưởng khoa tâm lý trẻ con ĐH Rockefeller và thành viên của Viện Y Khoa Mỹ, đã cho biết việc trẻ ứng phó với hành vi này không phải là cảm giác sợ hãi hay nghe lời, đơn giản trẻ sẽ giải phóng nhiều nhân tố ứng phó với stress từ cha mẹ tạm thời, đến 1 thời gian trẻ sẽ không dành thời gian để nhận thức đầy đủ của bài học của cha mẹ, não bộ của trẻ giảm các vùng nhận thức để hiểu cần phải thay đổi hành vi tốt hơn

Lời khuyên: Thay vì dùng lời lẽ hổ báo, chỉ với khuôn mặt nghiêm và lời nói đủ nghiêm khắc và giải quyết tình huống theo cùng 1 cách sẽ làm bé phát triển vùng nhận thức, thay vì là tiết nhân tố để ứng phó. 2 việc làm này sẽ khác nhau và 1 việc mang lợi ích, 1 việc là không tốt cho não bộ của bé tí nào.


Notes:
  • McEwen, B. S. (2011). Effects of Stress on the Developing Brain. Cerebrum: The Dana Forum on Brain Science, 2011, 14.
  • Bruce J, Fisher PA, Graham AM, Moore WE, Peake SJ, Mannering AM (2013).
  • Patterns of brain activation in foster children and nonmaltreated children during an inhibitory control task. Dev Psychopathol 25: 931–941.
  • Bick, J., & Nelson, C. A. (2016). Early Adverse Experiences and the Developing Brain. Neuropsychopharmacology, 41(1), 177–196.

Comments